Không nằm ngoài cơn sốt, người dân châu Á cũng đổ xô vào sàn giao dịch tiền số FTX, một phần nhờ sự ủng hộ của những người nổi tiếng. Giờ đây, hàng nghìn người đang phải sống chung với hậu quả.
Khách hàng châu Á không nằm ngoài vòng xoáy
Tại Nhật Bản, logo của FTX được dán trên một biển quảng cáo đặt ngay cạnh gương mặt của siêu sao bóng chày Shohei Ohtani.
Ở Trung Quốc, những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (infuencer) thu hút người theo dõi bằng các bài đăng được tài trợ, hướng người xem đến nền tảng FTX và nhà sáng lập Sam “xoăn”. Vào cuối tháng 10, chỉ vài ngày trước khi FTX sụp đổ, chính Sam Bankman-Fried đã phát biểu tại một hội nghị ở Hồng Kông (Trung Quốc).
Cũng giống như ở Mỹ, vô số người Đông Nam Á bị thu hút bởi vẻ bề ngoài giống như “mọt sách quốc dân” của Sam. Sam Bankman-Fried trông như một thiên tài công nghệ. Không những thế, việc đăng ký FTX dễ dàng hơn nhiều so với các nền tảng khác.
Hàng nghìn người, từ Seoul đến Singapore, đang sống với hậu quả của việc đặt niềm tin sai chỗ.
Một người phụ nữ ở Hồng Kông từng là người hoài nghi về tiền số. Cô đã nhận được một tài khoản FTX sau khi bạn trai hỏi rằng cô muốn giữ suy nghĩ đó hay muốn giàu có. Người phụ nữ này cho biết cô còn 20.000 USD vẫn đang kẹt lại và phần lớn số tiền đó là của mẹ.
Một nhân viên ngành công nghệ ở tây nam Trung Quốc thì bị mất 42.000 USD. Cách đó khoảng 1.600km về phía đông, tại tỉnh Chiết Giang, một người phụ nữ đang đối mặt với khoản mất mát lớn gấp 10 lần, khi đổ vào FTX toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình.
Những người này đã phải trải qua mọi cung bậc cảm xúc, từ kinh ngạc, đến đau khổ rồi hoang mang. Họ không hiểu bằng cách nào mà một thứ trông có vẻ an toàn lại có thể sụp đổ dễ dàng như toà tháp dựng bằng lá bài. Những người kể trên có thể nhận lại được một phần tiền. Nhưng liệu số tiền của họ có thể biến mất mãi mãi?
FTX chưa có sự chấp thuận chính thức để vận hành các sàn giao dịch chi nhánh ở các quốc gia như Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc. Nói chung, người dân có thể mở tài khoản trên nền tảng, miễn là FTX cho phép. Các cơ quan quản lý địa phương đã xem xét thiếu kỹ lưỡng để đảm bảo tính hợp pháp.
Tuy nhiên, mọi người vẫn đổ xô đến FTX. FTX cho phép nhiều người giao dịch nhiều loại tiền số khác hơn những sàn giao dịch đã được cấp phép. Một số người dùng FTX cho biết hoạt động kiểm tra việc mở tài khoản mới của nền tảng này lỏng lẻo hơn so với các sàn giao dịch khác.
FTX đã không đưa ra bình luận.
Ngoài ra nếu bạn quan tâm đến thu đổi ngoại tệ ở Đà Nẵng 다낭 환전 thì có thể tham khảo qua những bài viết của chúng tôi.
Nỗi đau cách nửa trái đất
FTX hiện đang ở giai đoạn đầu của nguy cơ phá sản kéo dài, với số chủ nợ và người dùng rộng khắp thế giới. Tất cả đều tranh nhau để rút số tiền còn lại. Các luật sư ở Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác đang liên hệ với các nạn nhân và chuẩn bị nộp đơn kiện tập thể.
Một điều có thể khẳng định chắc chắn là người dùng bên ngoài nước Mỹ sẽ phải chờ một thời gian dài mới có thể cầm lại tiền của mình. Những khoản tiền đó không được đảm bảo, ngay cả với những người đệ đơn kiện.
Luật sư Liu Honglin tại công ty luật Man Kun, cho biết: “Hành động pháp lý sẽ rất khó khăn và tốn thời gian, có thể kéo dài từ 3-5 năm”. Vị luật sư cho biết ông đang giám sát một nhóm trên mạng xã hội WeChat với hơn 100 người Trung Quốc, những người đang chờ lấy lại khoản tiền tổng cộng là hơn 30 triệu USD trên FTX.
Các tài liệu không nêu rõ có bao nhiêu người dùng tại châu Á. FTX cho biết họ có khoảng 1,2 triệu người dùng ở Mỹ tính đến cuối năm 2021 và hơn 5 triệu trên toàn cầu. Các hồ sơ phá sản gần đây không đề cập đến số liệu cụ thể. Các chuyên gia chỉ trích rằng công ty hoàn toàn không có thông tin tài chính đáng tin cậy.
Tuy nhiên, hồ sơ toà án cũng như lưu lượng truy cập trang web cho thấy một lượng lớn người dùng đến từ Đông Á, nơi cách trụ sở FTX Caribbean nửa vòng trái đất.
Tại Nhật bản, hàng nghìn người đã bị FTX tạm kiểm soát ví tiền khi công ty mua một sàn giao dịch có trụ sở tại Tokyo đầu năm 2022. Công ty chi nhánh của FTX gần đây cho biết họ đang phát triển kế hoạch cho phép khách hàng rút tiền sau sự cố của công ty mẹ. Phương tiện truyền thông đưa tin rằng tài sản của chi nhánh này được quản lý độc lập và không bị ảnh hưởng bởi những thủ tục pháp lý ở Mỹ. Nhưng không ai rõ kế hoạch này có thành công hay không.
Những đêm thức trắng
Phóng viên Bloomberg News đã trò chuyện với một số người dùng FTX. Những người này yêu cầu giấu tên vì họ cảm thấy xấu hổ về những khoản mất mát của mình. Đối với những người ở Trung Quốc, họ sợ rằng bản thân có thể gặp rắc rối pháp lý từ các khoản đầu tư trên FTX.
Một người phụ nữ 37 tuổi ở tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc bắt đầu gửi tiền vào tài khoản FTX vài năm trước. Cô nhớ lại các chiến dịch quảng cáo của nền tảng này khi ấy khiến cô nghĩ FTX là một ngân hàng. Ảnh chụp màn hình tài khoản đã bị đóng băng của cô cho thấy số dư là 600.000 USD. Một phần số tiền đó là của các thành viên trong gia đình. Đến bây giờ, sau nhiều đêm trắng, cô vẫn chưa dám nói cho ai biết.
Mặc dù được thành lập tại Hồng Kông, nhưng FTX không được phép vận hành một sàn giao dịch ở đó. Cơ quan quản lý tài chính của Hồng Kông đã công khai cảnh báo rằng những người sử dụng nền tảng mà không có giấy phép có thể mất tất cả nếu FTX đóng cửa, bị hack hoặc sụp đổ.
Một người phụ nữ khác ở Hồng Kông làm việc trong lĩnh vực tài chính. Cô cho biết cô có 20.000 USD trong tài khoản bị đóng băng ở FTX. Đầu tháng 11, cô cảm thấy mệt mỏi khi những vấn đề bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, cô vẫn quyết định để tiền lại và tận dụng lãi suất cao từ các token mà cô cho sàn giao dịch vay. Sau khi vụ sụp đổ được công khai, hơn một tuần cô không ra khỏi nhà. Gần đây, cô cũng phải đến gặp bác sĩ trị liệu.
Những người dùng FTX phải tìm kiếm sự an ủi trong các nhóm trên Telegram và WeChat. Đây cũng là nơi họ cười nhạo những nỗ lực Bankman-Fried nhằm chứng minh mình trung thực.