Thiên đường ánh sáng của Việt Nam – Thành phố Đà Nẵng

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Pocket
WhatsApp

Một số công trình đẹp nhằm tạo điểm nhấn cho thành phố Đà Nẵng về đêm như các cây cầu bắc qua sông Hàn, những tuyến phố chính, điểm tham quan, khách sạn… đang được đầu tư mạnh mẽ, nhưng nếu các công trình riêng lẻ này được quy hoạch kết hợp với nhau, bổ sung thêm những không gian công cộng tiện nghi, hình ảnh cuộc sống Đà Nẵng về đêm 다낭 밤문화 sẽ đẹp và hoàn chỉnh hơn, Đà Nẵng sẽ trở thành một “thành phố đáng sống” cả ban ngày và ban đêm.  

Những ý tưởng xây dựng phát triển tuyệt vời

Theo đại diện truyền thông của Tập đoàn Philips – Ông Lê Viết Hùng:

Ý tưởng xây dựng Đà Nẵng thành “điểm đến ánh sáng” bắt nguồn từ việc tập đoàn này nhận thức rõ hướng phát triển lấy du lịch làm mũi nhọn của thành phố. Hiện nay, du lịch Đà Nẵng còn thiếu những điểm tham quan, vui chơi giải trí về đêm.

Hầu hết du khách đến Đà Nẵng ban ngày đi tham quan các địa danh bên ngoài thành phố và trở về khách sạn hay resort vào buổi chiều. Ngoài việc đi ăn tối, xem “rồng” phun lửa và nước tại cầu Rồng (nếu may mắn đến vào dịp cuối tuần), chương trình tham quan buổi chiều còn chưa hấp dẫn và thiếu những “điểm đến” vào buổi tối. Do vậy, việc kiến tạo những không gian đô thị thú vị, hỗ trợ các hoạt động du lịch về đêm là rất cần thiết. 

Giải pháp được đưa ra:

Đà Nẵng vốn sẵn có những “điểm đến ánh sáng” về đêm rất đẹp, đó là cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu Thuận Phước, cầu Sông Hàn, các khu nghỉ dưỡng sang trọng bên bờ biển, các tuyến phố dọc hai bên sông Hàn cùng những công trình kiến trúc quan trọng…

Tuy nhiên, những điểm đến này nằm rải rác nên chưa tạo được sức hút về mặt hình ảnh cho thành phố. Do đó, thành phố rất cần thêm những “điểm đến ánh sáng” như vậy.

Philips đưa ra giải pháp là bổ sung thêm những không gian công cộng được chiếu sáng về đêm và những điểm này được quy hoạch hợp lý, tạo thành chuỗi “sáng” liên hoàn, mang lại vẻ đẹp mới lạ về đêm cho Đà Nẵng.

Một số không gian công cộng mà đơn vị này đề xuất làm “điểm đến ánh sáng” là Bảo tàng Điêu khắc Chăm, trụ sở UBND thành phố, chợ Hàn, chùa Linh Ứng, bán đảo Sơn Trà, bến cá Thọ Quang.

Mục tiêu của ý tưởng:

Ý tưởng này đặt mục tiêu mang lại cho Đà Nẵng vẻ đẹp lung linh về đêm nhằm phát triển du lịch nói riêng cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, chất lượng đô thị loại 1 nói chung. Vì vậy, việc xây dựng quy hoạch về chiếu sáng và kiến tạo những không gian công cộng đẹp, tiện nghi phục vụ cho người dân thành phố và du khách là việc rất cần thiết.

Thêm vào đó, việc chiếu sáng mỹ thuật cảnh quan đô thị một cách chuyên nghiệp sẽ góp phần xây dựng bản sắc riêng hoàn chỉnh cho Đà Nẵng và biến nơi đây trở thành một “thành phố đáng sống” cả ban ngày lẫn khi đêm về.

Ý tưởng có thực sự khả thi không?

Việc sử dụng các loại đèn như thế nào vừa đạt mục tiêu thiết kế, vừa tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả năng lượng, thân thiện với môi trường và phải phù hợp với điều kiện địa phương là yêu cầu quan trọng nhất. Ngoài ra, duy tu bảo dưỡng cũng là một vấn đề cần quan tâm trong việc lựa chọn đèn, làm sao đảm bảo thiết bị hiện đại, có tuổi thọ cao, ít cần duy tu, thay thế.

Quy hoạch chiếu sáng đô thị tốt góp phần giảm thiểu vấn nạn “ô nhiễm ánh sáng” (lighting pollution), một khái niệm còn khá mới ở Việt Nam.

Ô nhiễm ánh sáng có nhiều nguyên nhân hình thành mà chủ yếu là chiếu sáng quá mức, quá sáng hoặc quá chói, gây ảnh hưởng đến xung quanh, tâm sinh lý người sử dụng. Hình thức “ô nhiễm ánh sáng” ở Việt Nam hiện nay thấy rõ là các bảng hiệu quảng cáo chói lóa hay việc sử dụng các loại đèn công suất lớn chiếu lên trời gây chú ý…

Từ ý tưởng đến việc thực hiện là cả một quá trình rất gian nan. Theo ông Vũ Quang Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng, ý tưởng “biến” Đà Nẵng thành “kinh đô ánh sáng” của Tập đoàn Philips là ý tưởng hay, tạo được nhiều điểm đến về đêm cho người dân cũng như du khách, góp phần phát triển du lịch địa phương. “Tuy nhiên, muốn ý tưởng đi vào hiện thực phải có bản đồ quy hoạch chiếu sáng đô thị. Nhiều khi ý tưởng phác thảo thì đẹp lung linh nhưng khi xây dựng tổng thể sẽ khác. Do đó, đề xuất này cần được nghiên cứu sâu hơn nữa”, ông Hùng nhấn mạnh.

Rõ ràng, để biến ý tưởng trên những bản vẽ thành hiện thực “lung linh” như doanh nghiệp đưa ra là cả một quá trình đầu tư, tính toán kỹ lưỡng, công phu. Và thực ra, ý tưởng này cũng không lạ lẫm, không mới mẻ bởi những năm qua thành phố cũng đã tạo được những “điểm đến ánh sáng” khi đêm về.

Nhưng điểm quan trọng là sự liên kết các “điểm đến ánh sáng” thành một chuỗi liên hoàn, nâng tầm giá trị thẩm mỹ về mặt chiếu sáng đô thị vào ban đêm thì thực sự chưa được thực hiện một cách hoàn chỉnh. Chính vì thế, một khi những “điểm đến ánh sáng” này được quy hoạch và kết hợp tốt với nhau, chất lượng cảnh quan và tiện nghi đô thị sẽ được nâng cấp một cách đáng kể, hoàn chỉnh hơn, các công trình hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong một tổng thể chung của đô thị; góp phần đưa Đà Nẵng trở thành một “điểm đến ánh sáng” của Việt Nam và châu Á.

Và mỗi khi nhắc đến thành phố đẹp về đêm ở Việt Nam, du khách sẽ nhắc ngay đến Đà Nẵng cùng những “điểm đến ánh sáng” của thành phố. Uy tín, hình ảnh và sức thu hút của thành phố sẽ được nâng cao lên một tầm mới – đây không chỉ là mục tiêu nêu ra trong ý tưởng của một doanh nghiệp mà thực sự là điều mà thành phố Đà Nẵng đang hướng đến. 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Pocket
WhatsApp

Never miss any important news. Subscribe to our newsletter.